About Me

Học ngành kinh doanh có tốt cho doanh nhân

Trong quá trình làm phóng viên kinh doanh, tôi (Antonio Neves ) đã phỏng vấn rất nhiều doanh nhân. Tất cả họ đều có một điểm chung đó là niềm đam mê với công việc.

Một số doanh nhân có bằng tú tài. Nhiều người khác có bằng cử nhân. Những người khác thì có bằng MBA. Về mặt học vấn mà nói thì giới doanh nhân chắc chắn không phải là một thế giới phù hợp với tất cả mọi đối tượng.


Vì vậy, tôi đã đặt cho các doanh nhân một câu hỏi mà chính họ cũng tự hỏi mình tại nhiều thời điểm: Liệu học về kinh doanh có khiến bạn trở thành một doanh nhân giỏi hơn không?
1. Đào tạo ngành kinh doanh
Kinh doanh là một ngành “hot”. Trên khắp nước Mỹ có rất nhiều chương trình đào tạo đại học và sau đại học về kinh doanh. Theo bà Caroline Daniels, giáo sư trường Babson College- trường được xếp hàng top về chương trình đào tạo kinh doanh tại Mỹ thì: “Kinh doanh có thể học được. Nhưng niềm đam mê đối với một ý tưởng và cơ hội phải xuất phát từ chính doanh nhân”.



Khi có vị trí quản lý, câu hỏi đặt ra cho bản thân tôi là làm thế nào để cải thiện vốn tiếng Anh ít ỏi trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Cuối cùng, Tôi quyết định học một chương trình MBA nguyên gốc của Mỹ tại Việt Nam theo đúng khả năng tài chính và điều kiện sống thực tế của mình

Những người ủng hộ việc đào tạo doanh nhân cho rằng nó cung cấp cho sinh viên các công cụ để nhận biết các cơ hội và phát triển thành các hình mẫu doanh nhân thành công. Nhưng với nhiều người, việc đào tạo doanh nhân nên mở rộng ra bên ngoài lớp học.

Chris Guillebeau, tác giả của bài viết ăn khách “The $100 Startup” trên tờ thời báo New York cho rằng: ” Bạn có thể học càng nhiều càng tốt từ nhiều nguồn khác nhau. Kinh nghiệm có thể là người thầy tốt nhất nhưng chắc chắn bạn có thể học theo các cách truyền thống hoặc phi truyền thống”.

Đối với nhiều người, một tấm bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng MBA sẽ mở ra cánh cửa bước vào thế giới doanh nhân. Thực tế, nhiều người tốt nghiệp có bằng MBA mở công ty riêng chứ không tìm những công việc truyền thống khác. Theo ghi nhận đã có 16% sinh viên tốt nghiệp lớp kinh doanh của trường đại học Stanford năm 2011 đã quyết định mở công ty riêng.

Và đương nhiên, có nhiều CEO các công ty mới mở cảm thấy bằng cấp cũng góp phần đem lại cổ tức cho họ. Michael Karnjanaprakorn, CEO của công ty Skillshare cho biết “Bằng tốt nghiệp đại học của tôi do VCU Brandcenter cấp thực sự đã hình thành nên cách nghĩ của tôi về sự sáng tạo, đổi mới và phá vỡ hiện trạng. Điều đó đã giúp tôi trở thành một doanh nhân tốt hơn vì nó cho phép tôi nhìn nhận thế giới theo một cách khác đi và công ty tôi đã ra đời từ đó”.
2. Học ngành kinh doanh
Giáo dục đại học vẫn là sự đầu tư tài chính lớn. Tất cả những người tôi từng phỏng vấn đều gợi ý nên xem xét kỹ chương trình giảng dạy ở trường đại học mà bạn dự định chọn trước khi dốc sạch tài khoản ngân hàng vào đó.

Guillebeau chia sẻ: “Trong nhiều thập kỷ, hầu hết các khoa kinh doanh tại các trường đại học ở Mỹ đều đã đào tạo sinh viên thành các nhà quản lý tầm cỡ lọt vào top 500 công ty tiêu biểu do tạp chí Fortune bầu chọn. Đây là nghề nghiệp khác biệt so với việc trở thành một doanh nhân”.

Một việc mà các doanh nhân làm tốt đó là hành động, nhưng lúc nào thì cần dành thời gian và tiền bạc để theo học lấy bằng?

Daniels chia sẻ: “Bước đầu tiên có thể khiến bạn nản chí. Nhưng phương pháp luận và việc tạo ra các cơ hội và các mô hình kinh doanh trong trường đại học qui tụ nhiều cá nhân có cùng suy nghĩ và năng lượng như bạn có thể tạo ra sự khác biệt”.

3. Người Việt học kinh doanh và là doanh nhân tiêu biểu

Phạm Thị Loan - Tổng Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Việt Á


Phạm Thị Loan - Tổng Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Việt Á

Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội
Đại biểu Hội đồng nhân dân TP Hà Nội Khóa IX
Ủy viên Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP Hà Nội
Phó Chủ tịch Hiệp hội Thiết bị điện Việt Nam
Phó Chủ tịch Hiệp hội Công Thương Hà Nội

Tiếp xúc với chị, người đối diện có thể cảm nhận được sự mạnh mẽ, quyết đoán và ý chí trong từng ánh mắt, lời nói. Câu chuyện của chị khiến chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Chị sinh ra tại Hà Nội nhưng lớn lên ở Nghệ An. Ít ai biết rằng chị đã từng phải bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau khi theo học khóa học MBA Columbia Southern University chị bắt đầu lập nghiệp với số vốn gần 100 triệu đồng. Trải qua bao khó khăn, chị đã gây dựng được một Việt Á - Tập đoàn có thế mạnh trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cơ khí, vật tư và thiết bị ngành điện.

Tôi khởi nghiệp với số tài sản trị giá gần 100 triệu đồng và một quyết tâm làm giàu. Sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật, nghèo về cơ sở vật chất, non kém về kỹ năng quản lý, cơ chế chính sách không ổn định… là những rào cản khiến con đường lập nghiệp của tôi ngổn ngang những khó khăn.

Trong xã hội ngày nay vẫn còn những định kiến mà không phải người phụ nữ nào cũng đủ can đảm để vượt qua. Nhưng thực tế, trong một số công việc phụ nữ có ưu thế vượt trội so với nam giới. Nếu một nữ doanh nhân bên cạnh niềm say mê và tài năng kinh doanh còn có cả bản lĩnh và nghị lực thì họ hoàn toàn có khả năng thành công. Điều này đồng nghĩa với việc nữ giới cũng có thể làm được những việc mà nam giới đã làm.

Nguồn: - Entrepreneur và Việt Á


Đăng nhận xét

0 Nhận xét