About Me

Tại sao bạn thất nghiệp hoặc phải làm việc không đúng chuyên ngành?

Có 1 thực trạng đang xảy ra tại Việt Nam, đó là mỗi năm có hàng nghìn sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc làm việc không đúng chuyên ngành. Số liệu năm 2015 cho thấy gần 178.000 cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ thất nghiệp. Vậy lý do nằm ở đâu?
Ảnh minh họa

1. Kỹ năng mềm quá kém 

Chủ đề thường xuyên được đem lên các diễn đàn bình luận, đó chính là “kỹ năng mềm của sinh viên”. Khi mà giới trẻ của chúng ta luôn tập trung vào các khối kiến thức chuyên môn ở giảng đường, thì nền kinh tế thị trường đang đòi hỏi ngày 1 khắt khe hơn, các nhà tuyển dụng ngày càng than phiền về trình độ sinh viên sau khi ra trường cũng ngày càng nhiều hơn, họ phải đào tạo lại sinh viên sau khi đã nhận họ vào làm. Rồi thực tế công việc ở trình độ cao luôn đòi hỏi các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích công việc, v…v… mà những điều này thì sinh viên của chúng ta quá tệ.

2. Nỗi ám ảnh bằng cấp 

Quan niệm về bằng cấp thực sự đã là 1 quan niệm lỗi thời từ thời đại công nghiệp (còn bây giờ đã là thời đại thông tin). Khi mà các sinh viên Đại Học không tìm được việc làm hoặc đang không hài lòng với công việc hiện tại thì thay vì ra sức cải thiện những kỹ năng cần thiết để tìm được công việc tốt hơn, họ lại quyết định học cao hơn (thạc sỹ, tiến sỹ). Tìm không được công việc tốt hơn, họ lại tiếp tục học cao hơn nữa (vòng lẩng quẩng). Rồi cũng chính những con người đó lại lên bục giảng đường để tạo ra những cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ không có kỹ năng, không làm được việc.

Ảnh minh họa

3. Tâm lý bầy đàn 

Hiện nay, không hẳn là số lượng việc làm quá ít ỏi đến nỗi sinh viên ra trường không tìm được việc làm, mà vấn đề nằm ở chỗ “việc làm phân bổ không đồng đều”. Có những ngành nghề đang rất thiếu nguồn nhân lực, những nhà tuyển dụng sẵn sàng chấp nhận trình độ thấp của sinh viên và sẽ đào tạo họ sau khi nhận vào làm. Ngược lại, lại có những ngành nghề quá dư thừa nguồn nhân lực, khiến yêu cầu tuyển dụng phải đòi hỏi cao hơn. Đó là do “tâm lý bầy đàn”.Tôi đã từng chứng kiến những cơn sốt “công nghệ thông tin”, cơn sốt “tài chính –ngân hàng”, các bạn trẻ chẳng cần biết mình phù hợp với ngành nghề nào, chẳng cần biết mình đam mê ngành nghề nào, cứ lao đầu vào những cơn sốt, những ngành nghề đang hot, đôi khi chỉ đơn giản là học hùa theo bạn bè hay theo sự chỉ đạo của gia đình. Và kết quả dẫn đến là ngành thì thiếu sinh viên, ngành thì dư thừa sinh viên.

4. Cái tôi quá lớn 

Không chịu phân tích tình hình và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, cầm trên tay những tấm bằng danh giá (nhưng lại chẳng có chút trải nghiệm nào). Nhưng các bạn luôn đòi hỏi: công việc tốt, mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc tốt, có cơ hội thăng tiến, v…v… Cho đến khi không ai tuyển mình, thì các bạn lại than vãn, trách đời, trách phận, rồi lại đi học cao lên.

Ảnh minh họa

5. Muốn an phận 

Một lý do ngược lại với “cái tôi” chính là “cái tội”, cái tội an phận. Cầm trên tay những tấm bằng kinh tế, ngoại thương, v…v… nhưng họ lại dễ dàng chấp nhận những công việc không liên quan như quản lý 1 cửa hàng nào đó hay về nhà phụ giúp công việc kinh doanh nhỏ của gia đình. Những bạn này quan niệm rằng, họ chỉ cần học cho xong để có tấm bằng trưng với thiên hạ, còn làm việc gì miễn đủ sống là được. 

Kết luận 

Cải thiện những kỹ năng mềm, không lệ thuộc vào bằng cấp, thoát khỏi suy nghĩ của số đông, lắng nghe và học hỏi từ những người thành công đi trước, luôn phấn đấu đạt được 1 mục tiêu cao hơn cuộc sống hiện tại là những cách giúp bạn thoát khỏi sự bế tắc hiện tại trong sự nghiệp của mình.

Theo: Ohaytv

Posted by

Nguyen Ba Dat • Development CSU’s Programs Manager
Columbia Southern University • 
Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620





Đăng nhận xét

0 Nhận xét