About Me

Tạp chí Forbes bình chọn 5 ngành nghề dễ phát đạt ở Việt Nam

5 ngành nghề mà ở VN sẽ làm ăn phát đạt do Forbes bình chọn. 1/3 người Việt sẽ thành trung lưu trong thời gian ngắn tới. Người Việt sẽ có thu nhập cao lên và kinh tế khả quan.

Trong một bài phân tích về kinh tế tại Việt Nam hiện nay, tạp chí Forbes đã nêu ra một số lãnh vực đang phát triển. Dưới đây là phần lược dịch của bài báo được đăng ngày thứ Tư, 20 tháng 9, 2017:

Tình hình kinh tế tại quốc gia Đông Nam Á đang xem có vẻ khấm khá. Các công ty xuất cảng thuê mướn nhiều công nhân. Sự phát đạt của các nhà máy tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở những cơ sở cung cấp tại địa phương và những công ty thực hiện các dịch vụ gián tiếp. Các công ty phụ đang tạo thêm nhiều việc làm. Tất cả chu trình này làm tăng sức chi tiêu của những người công dân trung bình. Đến năm 2020, khoảng một phần ba dân số sẽ là tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn, theo ước tính của công ty cố vấn Boston Consulting Group. Điều đó có nghĩa là họ đạt mức lợi tức ít nhất $714 Mỹ kim một tháng.

Thế nhưng hầu hết người Việt Nam sẽ chưa thật sự có nhiều tiền. Những người khá giả có thể cảm thấy lo ngại khi phải chi tiêu quá nhiều và quá sớm, nếu đột ngột xảy ra những vấn đề kinh tế, chẳng hạn như cơn biến động xảy ra trong năm 2011, đẩy họ trở lại cảnh nghèo túng. Trong bối cảnh đó, sau đây là năm ngành đang phát đạt ở Việt Nam

Ảnh minh họa

1. Du lịch ở nước ngoại quốc

Số lượng chuyến bay, tour du lịch, và khách sạn đang tăng lên, đặc biệt ở Á Châu. Các du khách Việt Nam có thể đi chơi quanh khu vực này một cách dễ dàng, nhờ những chuyến bay ngắn trong danh sách các hãng hàng không bán vé giá rẻ. AirAsia, Jetstar Asia, và VietJet Air nằm trong số những hãng có thêm khách. 

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên cũng cho phép người Việt Nam đi du lịch được miễn thị thực trong khối gồm 630 triệu người này. Khoảng 7.5 triệu người Việt Nam sẽ đi du lịch ở ngoại quốc trong năm 2021, tăng lên từ 4.8 triệu người trong năm ngoái, theo bản phúc trình này cho biết.
Ảnh minh họa

2. Chăm sóc cá nhân

Sự gia tăng của cải đã làm thay đổi việc tiêu thụ, từ những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp rẻ tiền hơn và không có nhãn hiệu, chuyển sang những mặt hàng tương đương từ những nhãn hiệu nổi tiếng. Xu hướng này dẫn đến điều mà tổ chức Euromonitor International miêu tả là “sự tăng trưởng giá trị bán lẻ lành mạnh” trong năm nay. Sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của giới tiêu thụ ở Việt Nam. Các nhãn hiệu nổi tiếng như Unilever và Johnson & Johnson chiếm ưu thế tại Việt Nam trong năm ngoái.

Hàng mỹ phẩm Nhật tại Việt Nam

3. Hàng hóa Nhật Bản

Những người tiêu thụ ở Việt Nam nói rằng họ thường tránh mua hàng được sản xuất tại Trung Quốc, để phản đối điều mà họ coi là hàng hóa kém phẩm chất từ một quốc gia đã có lịch sử tranh chấp chính trị với nước họ. 

Ngược lại xe gắn máy của Nhật Bản có phẩm chất tốt và độ bền cao hơn. Hàng điện tử của Sony và thậm chí thực phẩm Nhật Bản cũng tốt như vậy. Người ta chẳng ngạc nhiên khi thấy trong năm ngoái công ty trang phục thể thao Mizuno Corp. đã ký một hợp đồng trị giá $50,000 Mỹ kim với người chơi quần vợt hàng đầu của Việt Nam, để làm việc với tư cách là một nhân vật đại diện cho nhãn hiệu này. 

Những mặt hàng được sản xuất tại Nam Hàn cũng được ưa chuộng tại Việt Nam. Những mặt hàng thông thường như đồ mỹ phẩm, thiết bị tai nghe, và những thiết bị phụ trợ cho đồ điện tử tiêu thụ, do Nam Hàn sản xuất, đều có danh tiếng lành mạnh nơi tầng lớp trung lưu đô thị, ở những thành phố như Sài Gòn.
Ảnh minh họa

4. Máy điện thoại thông minh

IPhone của Apple, và loạt Galaxy Note hạng sang của Samsung, đều bán chạy một cách ổn định ở Việt Nam, nhờ nhu cầu cần những thứ thiết bị cầm tay, cũng như do xu hướng của một số người thích khoe của, theo các cố vấn kinh doanh tại chỗ cho biết. Những người tiêu thụ đôi khi làm những ngoại lệ trong việc tránh mua hàng làm ở Trung Quốc, và mua các nhãn Android của Trung Quốc. Samsung đã kiểm soát 40% trong thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam trong tám cá nguyệt thứ nhất của năm 2017, Oppo đứng hạng thứ nhì với 23%, và Apple đứng thứ ba với 6%.

Ảnh minh họa

5. Bảo hiểm

Nhà nước mở cửa ngành bảo hiểm trong năm 2014, bằng cách đưa ra những hướng dẫn về việc hình thành những kế hoạch hưu bổng tư nhân; thúc đẩy khu vực tư nhân giữa lúc quỹ an sinh. Để giữ chân những nhân viên phẩm chất cao khó tìm ra được, các công ty ở Việt Nam liền chụp lấy những hướng dẫn đó, và nhiều người đang tìm cách lập kế hoạch nghỉ hưu. Trong năm ngoái, một giới chức điều hành của công ty bảo hiểm Manulife Canada gọi Việt Nam là quốc gia có tỷ suất bảo hiểm thấp nhất ở Đông Nam Á, và cho biết một mức tăng 69% trong số lượng thương vụ bán bảo hiểm trong năm đó so với năm 2015.
Nguồn: Forbes (VBF)

Posted by

Nguyen Ba Dat • Development CSU’s Programs Manager
Columbia Southern University • 
Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620

Đăng nhận xét

0 Nhận xét