About Me

Để tiến xa trên con đường sự nghiệp bạn cần 3 kỹ năng này

Trau dồi kỹ năng luôn là điều thiết yếu để bạn tiến xa trên con đường sự nghiệp. Một nền tảng kỹ năng vững chắc sẽ tạo ra sự khác biệt khi sếp quyết định thăng chức hoặc tăng lương cho bạn hay không.

Tìm được một công việc bạn thật sự đam mê hay nhận được một công việc giúp bạn kiếm sống qua ngày, hoặc được cấp trên giao cho một trọng trách quan trọng thay vì để một người cộng sự khác nhận được cơ hội này, theo trang The Muse.

Dù bạn là một người từng trải và có nhiều kinh nghiệm trên con đường sự nghiệp, hay một sinh viên vừa tốt nghiệp và bắt đầu một công việc mới, sau đây là ba kỹ năng hữu dụng để bạn tiến xa trên con đường sự nghiệp của mình.

1. Tập trung

Theo ông Cal Newport, tác giả cuốn sách “Deep Work: Rules for Focused Success in a Distracted World,” cho biết bạn nên lập một danh sách những lợi ích khi bạn thật sự tập trung (không dùng điện thoại kiểm tra mạng xã hội) khi làm một việc gì đó.

Ông Newport đưa ra ba lý do vì sao đây là một kỹ năng cần thiết và hữu ích cho bạn.

Thứ nhất, bạn sẽ hoàn tất nhiều việc hơn và đạt hiệu quả cao hơn khi thật sự tập trung vào một việc.

Thứ hai, ai cũng đa phần chú trọng làm những công việc dễ dàng (như kiểm tra email), và những việc “thỏa mãn” nhu cầu hiện tại (như dự án quan trọng mà bạn lâu nay trì hoãn chưa đụng đến), thế nên tập trung làm một công việc khác giúp bạn “nổi bật” hơn trước mặt sếp. 

Thứ ba, tập trung cao độ giúp bạn tận dụng tối đa những kỹ năng cá nhân, giúp bạn cảm thấy việc mình làm có ý nghĩa hơn và tạo cảm giác thích thú trong công việc.

Áp dụng: Sẽ rất khó khăn để tập trung nếu bạn thường xuyên phải tham gia các cuộc họp nhân viên. Thế nên, để tập trung một cách tốt nhất, bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định, khoảng hai tiếng, để hoàn thành công việc và không làm việc gì khác.

Kế tiếp, hãy dọn dẹp khu vực làm việc để bạn tập trung làm việc tốt hơn mà không bị sao lãng bằng cách đặt điện thoại ở chế độ không làm phiền (airplane mode), và tắt những chức năng thông báo (notification) trên máy tính.

2. Cởi mở khi nhận đánh giá từ người khác

Dù phản hồi và đáng giá của những người xung quanh như thế nào, nhưng nếu bạn không chịu khó lắng nghe phê bình của mọi người, bạn sẽ khó lòng tiến xa trong sự nghiệp (và bạn sẽ tạo cảm giác khó gần gũi). Hơn thế nữa, đồng nghiệp sẽ không muốn làm việc cùng nhóm với bạn, và thậm chí không lắng nghe những đóng góp ý kiến của bạn.

Áp dụng: Thay vì cho rằng những nhận định của những người chung quanh không chính xác, bạn có thể chuyển nhận định của mình thành câu nói: “Thật thú vị khi bạn có một lối suy nghĩ khác. Tôi muốn biết thêm vì sao hai chúng ta lại có suy nghĩ trái chiều như vậy.”

Trong phần bình luận và đánh giá, mọi người thường bạn về hai chủ đề trở lên. Nên cách tốt nhất, là chia nhỏ chủ đề và thảo luận từng ý riêng biệt.

Ví dụ, nếu sếp mời bạn vào phòng và nói: “Tôi muốn bàn với bạn về dự án bạn đang thực hiện. Dự án không diễn ra theo thời hạn đưa ra và tôi cảm giác hướng đi không như tôi mong đợi.”

Câu nói này bàn về hai vấn đề khác nhau, thời gian thực hiện dự án và hướng giải quyết tổng quát. Cố gắng gộp hai vấn đề này lại và giải thích có thể khiến bạn quên mất một số chi tiết quan trọng khi trình bày với sếp. Nếu bạn rơi vào trường hợp tương tự, bạn có thể nói: “Tôi biết rằng hai vấn đề này liên quan đến nhau, nhưng cùng lúc, là hai chủ đề riêng biệt để chúng ta có thể thảo luận thêm cùng nhau. Cả hai vấn đề đều quan trọng nhưng tôi xin phép trình bày từng sự việc một cách riêng biệt.”

Khi trình bày như vậy, bạn tạo ấn tượng tốt với sếp (và những đồng nghiệp khác) với khả năng lắng nghe và phản hồi dựa trên phê bình họ đưa ra.

3. Chịu trách nhiệm

Đôi khi, tự nguyện tham gia một dự án là một điều tốt để “ghi điểm” trước sếp là một điều tốt, nhưng bạn cũng phải nghĩ những trách nhiệm bạn phải chịu nếu dự án không hoàn thành. Hơn thế nữa, bạn không muốn biến việc này thành một thói quen.

Trong một nghiên cứu về việc “cam kết quá mức,” rất khó để biết trước được những việc cần làm, tần suất công việc, và cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành những dự án mới, thế nên chúng ta thường “coi thường” và nghĩ rằng chúng ta đủ khả năng và thời gian hoàn tất những việc này một cách “chủ quan.”

Áp dụng: Bạn có thể “ước lượng” thời gian cần thiết để hoàn thành một dự án bằng cách đưa ra một lượng thời gian nhất định, rồi cộng thêm 25% đến 50% thời gian, kèm theo một lời hứa với bản thân, bạn sẽ hoàn tất vào thời điểm này.

Trường hợp khả quan nhất, bạn sẽ hoàn tất dự án và còn dư dả thời gian.

Tuy nhiên, dù trong trường hợp này, đôi khi vẫn có một vài điều xảy ra ngoài dự đoán của bạn. Nên bạn cũng nên dự trù một khoảng thời gian để giải quyết những vấn đề đột xuất xảy ra ngoài dự kiến.

Bằng cách lên khoảng thời gian “dự phòng,” bạn luôn đúng thời hạn nộp dự án và được mọi người tin tưởng 100%.

Như bao kỹ năng khác trên đơn xin việc của mình, bạn không thể hoàn toàn nắm vững chỉ trong thời gian một tuần, hay một tháng. Những kỹ năng này đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian tập luyện; tuy nhiên, đây là những kỹ năng giúp ích cho bạn tiến xa trên con đường sự nghiệp. (NEW YORK CITY)

Collect & Posted by

Nguyen Ba Dat • Development CSU’s Programs Manager
Columbia Southern University • 
Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620

Đăng nhận xét

0 Nhận xét