About Me

Bí quyết thành công cùng CEO Starbucks Howard Schultz

Starbucks khởi nguồn từ một ý tưởng kinh doanh thực tế, từ một quán cà phê bình dân rồi mở rộng quy mô thành chuỗi cửa hàng Starbucks lớn nhất thế giới (với hơn 7.500 quán trên toàn cầu và có mặt trên hơn 30 quốc gia). 

Năm 1971, Gerald Baldwin, Gordon Bowker và Zer Siegl đã sáng lập ra quán Starbucks. Nhưng người đưa thương hiệu cà phê này ra toàn cầu lại là Howard Schultz. 

Howard Schultz cho rằng: “Starbucks không phải là một xu hướng mà là một phong cách sống”. Vậy chính xác thì thương hiệu này đã hoạt động như thế nào để có được sự tăng trưởng phi thường như vậy?

Ảnh qua Celebritynetworth

1. Sứ mệnh 

Howard định hướng Starbucks là nơi chốn bình yên cho tất cả mọi người, bất kể nghề nghiệp, bất kể vị trí. Một cốc Americano vào buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo bắt đầu ngày mới, và một cốc Caramel Frappuccino khi bạn muốn tụ họp bạn bè sau một ngày làm việc. Starbucks là quán cà phê giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái giữa cuộc sống bộn bề.

Ảnh: Pixabay

2. Đẩy mạnh truyền thông 

Starbucks nắm bắt được sự bùng nổ mạng xã hội từ sớm nên họ liên tục đăng các loại thức uống mới cũng như các câu chuyện về hãng lên Instagram. Mới đây Starbucks còn năng nổ hoạt động trên Twitter – mạng xã hội được nhiều ngôi sao sử dụng. Starbucks rất chăm đăng các nội dung lấy cảm hứng từ người nổi tiếng để fan của họ chú ý. Mỗi lượt retweet là một lần sản phẩm có khả năng tiếp cận khách hàng mới. Bằng việc quảng bá hình ảnh trên mạng xã hội, công ty vừa có thể giới thiệu sản phẩm, vừa có thể đính kèm thông điệp của thương hiệu để truyền cảm cho khách hàng. 

Ảnh: Unsplash

3. Sáng tạo 

Luôn giữ vững nét truyền thống nhưng Starbucks cũng không ngại làm mới mình. Nhận ra cơn sốt công nghệ sắp đến, Starbucks giữ chân khách hàng tại quán bằng cách cung cấp Wi-fi miễn phí từ năm 2010. Ngay tại cửa hàng, Starbucks bày bán rất nhiều loại trà hoa quả đóng chai để khách uống tại chỗ hoặc mang về nhà đều được. Howard còn xây cơ sở sản xuất riêng để làm cà phê uống liền Via instant-coffee, nguyên vị Starbucks nhưng thuận tiện, uống lúc nào pha lúc đó dành cho khách hàng bận rộn. Menu cũng được nâng cấp liên tục. Ví dụ như mùa đông năm nay đến Starbucks bạn có thể thưởng thức món Holiday Milk Chocolate ngon tuyệt. 
Ảnh: Unsplash

4. Nhân viên là gia đình 

Ở tầm lãnh đạo, bạn có thể vẽ ra rất nhiều kế hoạch hoành tráng, nhưng nếu không có người thực hiện thì cũng bằng không. Các cấp quản lý Starbucks luôn lắng nghe và giúp đỡ nhân viên trong công việc và cuộc sống. Howard luôn hướng tới việc khơi gợi đúng tiềm lực của nhân viên vào đúng vị trí phù hợp, không ai là vô dụng cả. Ví dụ như tên món uống Frappuccino do một nhân viên dây chuyền của Starbucks – Dina Campion sáng tạo nên. Đặc biệt, các nhân viên trực tiếp đứng tại quầy là bộ mặt của cửa hàng. Mọi người ở Starbucks đối xử với nhau chan hòa, hỗ trợ như gia đình nên các nhân viên luôn thấy thoải mái. Từ đó cách họ giao tiếp với khách hàng cũng tràn ngập sự thân thiện và quý mến.

Ảnh: Mario Tama/Getty Images

5. Mở chi nhánh tại các ngã tư 

Thông thường khi muốn thuê mặt bằng kinh doanh, bạn sẽ chọn nơi dân cư đông đúc gần trường học, công ty. Với logic thông thường như vậy, đối thủ cạnh tranh cũng nghĩ y như bạn. Starbucks sẵn sàng chi rất nhiều tiền để thâu tóm các ngã tư mặt đường để thu hút ánh mắt của tất cả những người đi qua. 

6. Liên tục kết hợp với các hãng khác 

Năm 1993, công ty bắt tay với Barnes & Noble để phục vụ sản phẩm Starbucks tại các hiệu sách khắp nước Mỹ. Đố bạn kể ra sự kết hợp hoàn hảo hơn sách và cà phê đó. 
Ảnh: Pixabay

Từ năm 2006, Starbucks và Apple cho ra đời một dịch vụ lợi cả đôi bên: Khách hàng có thể ngay lập tức nhận diện bài hát họ nghe ở Starbucks và tải từ iTunes. 

Người nổi tiếng thường tránh nhắc đến tên thương hiệu khi nói chuyện vì đó là hình thức quảng cáo gián tiếp. Gần đây có rất nhiều người không ngại nhắc đến món uống của Starbucks, điều này chứng minh việc hãng có liên hệ với các ngôi sao để kín đáo quảng bá thương hiệu. 

7. Bài trí cửa hàng theo văn hóa địa phương

Ảnh: Pixabay

Hệ thống Starbucks có 7.500 quán trên toàn cầu và có mặt trên hơn 30 quốc gia nhưng cách bài trí không giống nhau. Starbucks luôn tạo ấn tượng rằng đó là một thương hiệu địa phương hay khu vực hơn là một thương hiệu quốc gia. Ví dụ như Starbucks ở Hà Nội có cách bài trí hơi cổ kính phù hợp với người dân ở đây, còn quán ở khu Disney (California) sẽ mang lại vẻ trẻ trung, sôi động. 

Source: Trithucvn

Đăng nhận xét

0 Nhận xét