About Me

Tuổi nào tốt nhất để học ngoại ngữ

Khi nói về học ngoại ngữ, chúng ta dễ nghĩ rằng trẻ em là giỏi nhất. Nhưng có thể không phải là như vậy - và khi đã lớn tuổi, lại có thêm những lợi thế để bắt đầu học.

Đó là vào một buổi sáng mùa thu nhộn nhịp tại trường mẫu giáo Tây Ban Nha, một trường song ngữ ở phía bắc London. Các phụ huynh giúp trẻ nhỏ cởi mũ bảo hiểm và áo khoác đi xe đạp. Các giáo viên chào đón các em bằng cái vuốt ve và nói nhỏ nhẹ "Buenos dias!". Trong sân chơi, một cô bé đề nghị tóc nó được buộc "coleta" (tiếng Tây Ban Nha là 'đuôi sam') sau đó lăn một quả bóng và kêu "Catch!" ('bắt lấy' bằng tiếng Anh).

"Ở tuổi này, trẻ em không học một ngôn ngữ - mà là chúng tiếp nhận nó," hiệu trưởng trường Carmen Rampersad nói. Điều này gần như là sự tổng kết về sự dễ dàng đáng thèm muốn của lũ trẻ nói nhiều ngôn ngữ quanh bà. Đối với nhiều đứa trong bọn trẻ này, tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thứ ba hoặc thứ tư. Tiếng mẹ đẻ gồm các tiếng Croatia, Do Thái, Hàn và Hà Lan.


Trẻ nhỏ rất giỏi trong việc nói giống giọng bản ngữ - nhưng các giai đoạn khác nhau của cuộc sống mang lại những lợi thế ngôn ngữ khác nhau

So sánh điều này với sự nỗ lực của người lớn tuổi trung bình trong một lớp học ngôn ngữ, người ta sẽ dễ dàng kết luận rằng tốt nhất là nên bắt đầu khi còn trẻ.

Nhưng khoa học cung cấp một cái nhìn phức tạp hơn nhiều về cách mà mối quan hệ của chúng ta với các ngôn ngữ phát triển trong suốt cuộc đời - và có nhiều điều để khuyến khích những người bắt đầu học khi đã muộn.
Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thanh niên có lợi thế hơn trẻ em khi học ngôn ngữ


Nói chung, các giai đoạn khác nhau của cuộc sống cho chúng ta những lợi thế khác nhau trong việc học ngôn ngữ. Khi là trẻ sơ sinh, ta nghe rất rõ hơn các âm thanh khác nhau; khi mới biết đi nói ta có thể nói giống giọng bản địa với tốc độ đáng kinh ngạc. Khi là người lớn, ta có khả năng chú ý lâu hơn và các kỹ năng quan trọng như đọc viết mà nó cho phép ta mở rộng liên tục vốn từ vựng của mình, ngay cả trong ngôn ngữ của chính mình.

Và rất nhiều yếu tố ngoài việc thêm tuổi - như hoàn cảnh xã hội, phương pháp giảng dạy, và thậm chí cả tình yêu và tình bạn - có thể ảnh hưởng đến việc ta nói bao nhiêu ngôn ngữ và mức độ thành thạo của chúng.

"Không phải mọi thứ đều xuống dốc theo tuổi tác" Antonella Sorace, giáo sư ngôn ngữ học phát triển và giám đốc Trung Tâm Các Vấn Đề Song Ngữ của Đại học Edinburgh, nói.

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng khóc theo một giọng, bắt chước giọng nói mà nó nghe thấy khi còn trong bụng mẹ


Bà đưa ra ví dụ về cái được gọi là 'học tập rành mạch': học một ngôn ngữ trong lớp học với giáo viên giảng giải thích các quy tắc. "Trẻ nhỏ rất kém trong việc học tập rành mạch, bởi vì chúng không có sự kiểm soát nhận thức và không có khả năng chú ý và nhớ," Sorace nói. "Người lớn làm điều này giỏi hơn nhiều. Vì vậy, đó có thể là thứ được cải thiện với tuổi tác."

Thí dụ, một nghiên cứu của các nhà khoa học ở Israel đã tìm thấy người lớn giỏi nắm bắt một quy tắc ngôn ngữ nhân tạo và áp dụng nó vào những từ mới trong môi trường phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học so sánh ba nhóm riêng biệt: 8 tuổi, 12 tuổi và thanh niên. Những người lớn ghi điểm cao hơn cả hai nhóm trẻ, và những đứa trẻ 12 tuổi cũng làm tốt hơn so với những đứa nhỏ tuổi hơn.



Khi một gia đình di chuyển đi các quốc gia khác, trẻ em thường học một ngôn ngữ nhanh hơn - nhưng điều đó có thể là cần thiết cho sự sống còn của chúng

Điều này trùng hợp với những kết quả của một nghiên cứu dài hạn gần 2.000 học viên song ngữ tiếng Catalan-Tây Ban Nha học tiếng Anh: những người bắt đầu học muộn tiếp thu được ngôn ngữ mới nhanh hơn những người bắt đầu trẻ hơn.

Các nhà nghiên cứu ở Israel cho rằng những người tham gia lớn tuổi có thể có lợi thế từ các kỹ năng đi kèm với sự trưởng thành - như các chiến lược giải quyết vấn đề khó khăn hơn - và kinh nghiệm ngôn ngữ nhiều hơn. Nói cách khác, những người học nhiều tuổi hơn có xu hướng hiểu khá nhiều về bản thân họ và thế giới và có thể sử dụng kiến thức này để xử lý các thông tin mới.
Sinh viên ngôn ngữ mà tạo được một liên kết với những người khác nói bản ngữ sẽ có nhiều khả năng kiên trì học hơn


Cái mà trẻ em nổi trội hơn là sự ngầm hiểu trong học tập: lắng nghe người nói bản ngữ và bắt chước họ. Năm 2016, Trung Tâm Vấn Đề Song Ngữ đã chuẩn bị một báo cáo nội bộ cho chính phủ Scotland về các bài học tiếng Quan Thoại ở các trường tiểu học. Họ thấy rằng giảng dạy một giờ một tuần đã không tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa với những đứa trẻ 5 tuổi. Nhưng thậm chí chỉ thêm nửa giờ nữa, với sự có mặt của một của người nói bản ngữ, đã giúp các em nắm bắt được các yếu tố chính của tiếng Quan Thoại mà với người lớn là sẽ khó hơn, thí dụ như giọng nói.

Tiếp thu dễ dàng

Tất cả chúng ta đều bắt đầu như những nhà ngôn ngữ học tự nhiên.

Khi là trẻ sơ sinh, chúng ta có thể nghe tất cả 600 phụ âm và 200 nguyên âm tạo nên các ngôn ngữ của thế giới. Trong năm đầu tiên, bộ não ta bắt đầu chuyên môn hóa, điều chỉnh vào các âm thanh mà ta nghe thường thấy nhất. Trẻ sơ sinh đã bập bẹ bằng tiếng mẹ đẻ. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng khóc bằng một giọng, bắt chước giọng nói nó nghe được khi trong bụng mẹ. Sự chuyên môn hóa này cũng là để bỏ đi các kỹ năng không cần thiết. Trẻ sơ sinh Nhật Bản có thể dễ dàng phân biệt âm thanh 'l' và 'r'. Người lớn Nhật Bản thấy điều này khó khăn hơn.

Ngay cả những người nói bản ngữ cũng vẫn học khoảng một từ mới mỗi ngày bằng ngôn ngữ của họ cho đến tuổi trung niên


Điều hiển nhiên, Sorace nói, là những năm đầu là rất quan trọng để có được ngôn ngữ cho mình. Các nghiên cứu về trẻ em bị bỏ rơi hoặc bị cô lập đã chỉ ra rằng nếu chúng ta không học sớm tiếng nói của con người từ đầu thì ta không thể dễ dàng tạo nên nó sau này.

Nhưng ở đây có sự bất ngờ: việc cắt bỏ nói trên lại không như vậy đối với việc học ngoại ngữ.

"Điều quan trọng cần hiểu là tuổi tác cùng thay đổi với nhiều thứ khác nữa," Danijela Trenkic, nhà ngôn ngữ tâm lý học tại Đại học York, nói. Cuộc sống của trẻ em hoàn toàn khác với cuộc sống của người lớn. Vì vậy, khi ta so sánh kỹ năng ngôn ngữ của trẻ em với người lớn, Trenkic nói, là "chúng ta đã không so sánh các thứ tương tự nhau".

Bà đưa ra ví dụ về một gia đình di chuyển đến một đất nước mới. Thông thường, trẻ em sẽ học ngôn ngữ nhanh hơn nhiều so với bố mẹ chúng. Nhưng đó có thể là vì chúng được nghe liên tục ở trường, trong khi bố mẹ chúng có thể làm việc một mình. Các đứa trẻ cũng có thể cảm thấy sự khẩn cấp vì việc nắm vững ngôn ngữ là rất quan trọng cho sự sống còn xã hội của chúng: tức là kết bạn, được chấp nhận, hòa nhập. Cha mẹ chúng, mặt khác, thường hay giao tiếp với những người hiểu họ, chẳng hạn như những người đồng bào cùng nhập cư.

"Tạo ra mối quan hệ tình cảm là điều làm cho bạn học ngôn ngữ tốt hơn, theo quan điểm của tôi," Trenkic nói:

Người lớn tất nhiên cũng có thể tạo ra mối quan hệ tình cảm đó, không chỉ qua tình yêu hay tình bạn với người nói bản ngữ. Một nghiên cứu năm 2013 về những người Anh lớn tuổi trong một khóa học tiếng Ý cho người mới bắt đầu cho thấy rằng những người gắn bó với lớp đã được giúp đỡ qua quan hệ với các sinh viên khác và giáo viên.


"Nếu bạn tìm thấy những người cùng quan điểm, điều đó dễ làm cho bạn tiếp tục theo đuổi một ngôn ngữ và bạn sẽ kiên trì hơn," Trenkic nói. "Và đó thực sự là điều then chốt. Bạn cần phải dành nhiều năm để học nó. Trừ khi có một động lực xã hội cho việc học, còn không thì thật khó duy trì.

Đối với sinh viên trung bình về ngôn ngữ, điều mà những nghiên cứu trước đây đã đánh giá - khả năng ngang tầm với người bản xứ về mặt ngữ pháp - có thể không phải là thích ứng với mọi người

Đầu năm nay, một nghiên cứu tại MIT dựa trên một bài kiểm tra trực tuyến của gần 670.000 người đã cho thấy rằng để đạt được kiến thức ngữ pháp tiếng Anh như người bản địa, thì tốt nhất là bắt đầu từ khoảng 10 tuổi, sau tuổi đó khả năng này giảm đi. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy rằng chúng ta, theo thời gian, có thể tiếp tục tăng tiến về ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ của chính mình. Ví dụ, chúng ta chỉ hoàn toàn làm chủ ngữ pháp của ngôn ngữ mình khi tới tầm 30 tuổi. Đó là một nghiên cứu trước từ trước, theo trực tuyến, riêng biệt, nó cho thấy ngay cả những người nói bản ngữ cũng vẫn còn học khoảng một từ mới mỗi ngày bằng ngôn ngữ của chính mình cho đến độ tuổi trung niên.

Trenkic chỉ ra rằng nghiên cứu của MIT đã phân tích một điều hết sức cụ thể - khả năng ngang bằng với người bản ngữ về độ chính xác về ngữ pháp. Đối với sinh viên ngôn ngữ trung bình, điều đó có thể không thích ứng cho tất cả.

"Đôi khi mọi người hỏi, lợi thế lớn nhất của ngoại ngữ là gì? Tôi có kiếm được nhiều tiền hơn không? Tôi có thông minh hơn không? Tôi có khỏe mạnh hơn không? Nhưng thực ra, lợi thế lớn nhất của việc biết ngoại ngữ là có thể giao tiếp được với nhiều người hơn," bà nói.

Bản thân Trenkic xuất thân từ Serbia. bà chỉ trở nên thông thạo tiếng Anh ở độ tuổi hơn hai mươi, sau khi chuyển đến Anh. Bà nói rằng mình vẫn mắc lỗi ngữ pháp, đặc biệt là khi mệt mỏi hoặc căng thẳng. "Tuy nhiên, mặc dù tất cả điều đó - và điều này là rất quan trọng - tôi có thể làm những điều tuyệt vời bằng tiếng Anh," sau đó bà viết trong một email. "Tôi có thể thưởng thức những tác phẩm văn học vĩ đại nhất, tôi có thể viết ra những bản văn đầy ý nghĩa và mạch lạc với chất lượng có thể xuất bản." Trong thực tế, các bài kiểm tra MIT xếp hạng bà như một người bản ngữ tiếng Anh.

Ở trường mẫu giáo Tây Ban Nha, nơi các giáo viên đang hát 'Cumpleanos feliz' và trên giá sách có quyển The Gruffalo bằng tiếng Do Thái, bản thân bà hiệu trưởng hóa ra là người bắt đầu học ngoại ngữ muộn. Carmen Rampersad lớn lên ở Romania và chỉ thực sự làm chủ tiếng Anh khi bà chuyển ra nước ngoài khi đã hơn 20 tuổi. Con cái của bà học được tiếng Tây Ban Nha ở trường mẫu giáo.

Nhưng có lẽ nhà ngôn ngữ học phiêu lưu nhất là chồng bà. Xuất thân từ Trinidad, ông học tiếng Rumani từ gia đình bà, sống gần biên giới với Moldova.

"Tiếng Rumani của ông ấy là tuyệt vời," bà nói. "Ông ấy nói giọng Moldavian. Thật hài hước."

http://www.bbc.com/future/story/20181024-the-best-age-to-learn-a-foreign-language

Đăng nhận xét

0 Nhận xét