About Me

Lòng trung thực trong kinh doanh

Sau nhiều năm làm việc dưới trướng Steve Jobs, tôi thấm thía: Dối trá, nịnh bợ sẽ chẳng đưa bạn đi xa, chỉ có trung thực mới là lựa chọn của người sáng suốt, đó là tâm sự của Cựu nhân viên Apple kể về bài kiểm tra kỳ lạ của Steve Jobs và nhận được bài học sâu sắc về lòng trung thực.
Guy Kawasaki
Bài viết là chia sẻ của Guy Kawasaki, chuyên gia marketing, nhà đầu tư mạo hiểm của Thung lũng Silicon. Ông từng làm việc cho Apple và là người có công giúp hãng này trở thành hiện tượng công nghệ như ngày nay. Hiện ông đảm nhiệm vai trò giám đốc tiếp thị cho Canva và cố vấn kinh doanh của Motorola (Google).

Tôi đã làm việc tại Apple từ năm 1983 đến 1987, và từ 1995 đến 1997. Mặc dù gọi đây là “hai chuyến công tác” không quá dài, nhưng với tôi, đó quả thực là một đặc ân và vinh dự khi được cống hiến cho công ty này. Theo mặt nào đó, Steve Jobs đã giúp tôi được là chính mình và Apple là nơi tôi thuộc về.

Một ngày nọ vào năm 1984, Steve Jobs cùng một đàn ông lạ mặt đến thăm căn phòng nhỏ của tôi. Ông không giới thiệu danh tính người “bí ẩn” kia, thay vào đó ông đặt cho tôi câu hỏi: “Cậu nghĩ gì về công ty Knoware?”

Trong trường hợp này, có lẽ nhiều người sẽ suy nghĩ một lúc mới đưa ra câu trả lời. Liệu mình có bị trừng phạt khi nói lên quan điểm thực sự (thậm chí khó nghe) không? Hay mình nên đưa ra suy nghĩ mang tính trung lập và an toàn?

Tôi quyết định nói lên sự thật

Tôi bộc bạch với Jobs rằng sản phẩm của công ty này thật quá đỗi tầm thường, nhàm chán, tẻ nhạt, nghèo tính chiến lược và chẳng có “cửa” so sánh với Macintosh của Apple.

Sau khi nghe một loạt lời “cay đắng” của tôi, Jobs mới nói: “Giới thiệu với cậu, đây là CEO của Knoware, Archie McGill”. Tôi bắt tay người đàn ông lạ mặt trong sự ngỡ ngàng, còn Steve thì nói với ông ta: “Đấy, tôi đã bảo cậu mà”.

Thật cảm ơn ông, Steve.

Ngày hôm đó nếu tôi tâng bốc về những sản phẩm tệ hại của Knoware, chắc hẳn vị cha đẻ Apple sẽ cho rằng tôi chẳng biết gì và điều đó sẽ cản trở sự nghiệp của tôi tại công ty này. Tệ nhất là ông sẽ coi tôi là đồ vớ vẩn và sa thải ngay lập tức.

Để làm việc với một “huyền thoại” như Steve Jobs thật chẳng dễ dàng gì vì bạn phải nỗ lực khẳng định bản thân mỗi ngày. Ông luôn đòi hỏi sự vượt trội và yêu cầu nhân viên lúc nào cũng phải đi đầu trong “sân chơi” của chính mình. Ngược lại, bạn sẽ phải ra đi nếu không đáp ứng được yêu cầu, nhưng chính điều này lại thúc đẩy chúng tôi cố gắng làm tốt nhất có thể.


Dối trá, nịnh bợ sẽ không đưa bạn đi xa

Khoảng thời gian công hiến cho Apple cùng những trải nghiệm khi làm việc với Steve Jobs đã dạy tôi ba bài học đáng nhớ:

– Thứ nhất, nói sự thật. Đây là một bài kiểm tra trí thông minh và tính cách của bạn. Bạn cần có trí thông minh để biết sự thật và có sức mạnh để dám nói ra sự thật ấy.

– Thứ hai, người sáng suốt sẽ chọn nói thật. Việc tâng bốc về sản phẩm, thành quả của một người, công ty nào đó để tỏ ra tốt bụng không thể giúp họ cải thiện và tiến bộ.

– Thứ ba, trung thực không chỉ tốt hơn, nó còn dễ dàng hơn nói dối nữa. Mọi thứ đều chỉ có một sự thật duy nhất, vì vậy trung thực luôn dễ hơn là tìm cách lươn lẹo, dối trá.

Source: CNBC & Posted by

Nguyen Ba Dat • Business Development Executive
Viện Xúc Tiến Phát Triển Giáo Dục 
Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620