About Me

Sinh viên tốt nghiệp mới vào nghề cần hỗ trợ gì?

Nếu bạn đã có nhiều thời gian làm việc với những sinh viên mới tốt nghiệp - những người vừa xong đại học và không có nhiều kinh nghiệm làm việc - thì bạn có thể đã chứng kiến những cách cư xử lạ kỳ.
Kết quả hình ảnh cho sinh viên mới ra trường

Chẳng hạn, một người mới tốt nghiệp ăn mặc như đi dự dạ hội khiêu vũ, hoặc nhân viên mới không nhận ra rằng ông giám đốc công ty Fortune 500 không thích ý kiến của mình về chiến lược thương hiệu mới của công ty, hoặc nhân viên mới cứ gọi điện thoại mà bật cả loa mà không để ý rằng các đồng nghiệp đang khó chịu nhìn mình.

Tất nhiên, tất cả chúng ta đều đã như vậy khi bắt đầu bước vào nghề … vì chúng ta đã không làm tốt việc dạy sinh viên và sinh viên sắp tốt nghiệp cách ứng xử ở môi trường văn phòng. Chúng ta dạy họ những điều khác - cách viết một bài nghiên cứu hoặc cách phân tích một bài thơ hoặc cách làm một thí nghiệm trong phòng lab - nhưng chúng ta không có nhiều cơ chế chính thức để dạy loại kỹ năng mà nó sẽ có tác động rất lớn đến sự thành công ở vài năm đầu của công việc: các kỹ năng mà hầu hết chúng ta nghĩ là phải như thế nào khi ở văn phòng .

Thay vào đó, chúng ta chỉ ném họ vào đời và mong họ tự mày mò ra … việc này tất nhiên sẽ dẫn đến rất nhiều những sai sót trong nghề khi làm việc, một số người chỉ bỡ ngỡ nhẹ, nhưng một số là hoàn toàn bỡ ngỡ.

Tất cả chúng ta đều nghe nói về những loại nhân viên mới mà họ nghĩ rằng họ phải có ngay một góc ngồi riêng hoặc có người trợ lý riêng - nhưng theo kinh nghiệm của tôi, đó là những người đặc biệt. Thường phổ biến hơn nhiều là những nhân viên trẻ chưa nhận thức đầy đủ rằng giờ họ đã là người trưởng thành và không cần xin phép đi ăn trưa hoặc rời khỏi cuộc họp để đi vệ sinh, hoặc cảm thấy lúng túng khi gọi người đồng nghiệp lớn tuổi trực tiếp bằng tên, hoặc sợ đặt câu hỏi vì nghĩ rằng người ta coi họ phải biết điều đó rồi.
Kết quả hình ảnh cho sinh viên mới ra trường
Các chủ hãng có việc đào tạo chính quy hơn về cách thức làm việc tại một văn phòng
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không bao giờ có những nhân viên trẻ hiểu sai rất nhiều về vị trí của họ trong văn phòng.

Một lá thư đến trang web của tôi, một vài năm trước, đã lan truyền mạnh mẽ khi một thực tập sinh viết rằng anh ta và một số thực tập sinh khác đã bị sa thải sau khi viết đơn thỉnh cầu công ty của họ nới lỏng quy định về trang phục. Hình như họ đã nêu lên vấn đề về trang phục nhiều lần trước đó và đã được trả lời là nó không thay đổi, và sau đó họ dành thời gian làm việc đưa kiến nghị để đẩy vấn đề đi xa hơn nữa. Họ thấy choáng khi công ty quyết định kết thúc sớm việc thực tập thay vì tiếp tục tranh luận là họ nên ăn mặc thế nào khi làm việc.

Nhưng trong hầu hết trường hợp, sinh viên mới tốt nghiệp là tốt, có ý thức mình là mới và cần ai đó giải thích các quy tắc nơi làm việc.

Và điều lạ lùng là chúng ta không làm điều đó theo bất kỳ cách có tổ chức nào! Tại sao ta không làm tốt hơn việc giảng dạy cho sinh viên đại học và mới tốt nghiệp về cách ứng xử trong cuộc sống văn phòng?

Ở cấp đại học, chắc chắn một phần của điều đó được giải thích bởi thực tế là những người có thể giảng dạy - tức các giáo sư - làm việc trong trường, không phải trong ngành công nghiệp và không có nhiều kinh nghiệm trực tiếp về văn phòng truyền thống. Nhưng tại sao các chủ hãng lại không có nỗ lực phối hợp để giúp những người mới nhập vào lực lượng lao động hiểu và thích nghi theo lề lối của cơ quan?

Trong khi chúng ta có những điều hướng mới cho nhân viên mà đôi khi kéo dài nhiều ngày và bao gồm những thứ như quy tắc tham dự rất chi tiết, thì tại sao các chủ hãng lại không đề cập đến những vấn đề quyết định nhất việc liệu những nhân viên mới này có gặp khó khăn hay đang phát triển?

Tôi mong muốn thấy các chủ hãng có việc đào tạo chính quy hơn về cách thức làm việc tại một văn phòng. Bao gồm cách thức bạn cư xử tại cuộc họp, giám đốc có thể giúp gì cho bạn , những điều bạn nên làm và không nên làm, cách quyết định một việc thỉnh cầu có đáng để đẩy mạnh, mức độ thích hợp của việc giao lưu, cách để cùng tồn tại thân thiện trong một không gian chung với các đồng nghiệp mà không để xảy ra bạo lực. Như vậy nhân viên và chủ hãng đều có lợi.

Collect & Posted by

Nguyen Ba Dat • Business Development Executive
Viện Xúc Tiến Phát Triển Giáo Dục 
Phone: 0932 020 974 – 08. 3910 6620