About Me

Cơ hội lớn cho đầu tư giáo dục tại Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển theo hướng hội nhập, hiện đại hóa, giai đoạn 2014-2017 trung bình mỗi năm có khoảng 1 triệu lao động Việt chuyển từ ngành nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Xu hướng đô thị hóa sẽ tiếp tục lan rộng với tốc độ nhanh chóng, vì vậy phát triển giáo dục quốc gia trở thành ưu tiên hàng đầu để nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động và tăng năng suất làm việc. 

Việt Nam với quy mô dân số lớn trên 94 triệu người và cơ cấu dân số trẻ, đang có nhiều lợi thế để phát triển mảng giáo dục, mà trọng tâm là cải thiện chất lượng. Khi nền giáo dục trong nước còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, nhiều gia đình khá giả đã chọn giải pháp cho con đi du học. 


Theo số liệu của Viện Thống kê của UNESCO, số lượng du học sinh Việt Nam đã tăng trung bình 12%/năm, từ 50.000 học sinh năm 2012 lên đến xấp xỉ 80.000 học sinh năm 2016. Những con số này cho thấy ngành giáo dục tại Việt Nam cần có những phương án thay thế và càng cho thấy rõ hơn nữa về tiềm năng đầu tư trong lĩnh vực này. 

Có thể lấy dẫn chứng cụ thể, TP. HCM là 1 trong 27 thành phố trên thế giới có trên 50 trường học quốc tế. Các trường học này không chỉ giảng dạy cho con em của các gia đình người nước ngoài tại Việt Nam mà cả các gia đình người Việt mong muốn cho con mình theo học tại các cơ sở cấp chứng chỉ quốc tế. Phần lớn các trường quốc tế tại TP.HCM đều nhận được rất nhiều hồ sơ xin theo học của học sinh Việt Nam. 

Nghị định 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1/8/2018) đã nâng hạn mức số lượng học sinh Việt Nam tại các trường học có vốn đầu tư nước ngoài, cho phép tối đa có 50% học sinh Việt tại các trường quốc tế, thay vì trước đó là 10% đối với trường tiểu học và 20% đối với trường THCS và THPT. Những thay đổi trong quy định của luật pháp đã đem đến cơ hội lớn cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc xây dựng trường học quốc tế tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam ưu tiên hợp tác với các trường đại học quốc tế và rất nỗ lực trong việc mở rộng các hình thức giáo dục và đào tạo cho học sinh sau cấp THPT; số lượng học sinh Việt đi du học vẫn tiếp tục tăng mạnh, trong số đó nhiều sinh viên quyết định học đại học tại các nước như Mỹ, Úc, Nhật, Pháp. Có thể thấy, môi trường giáo dục tại Việt Nam đang cần có thêm các trường đại học chất lượng, với bằng cấp được công nhận trên thế giới và học phí cạnh tranh. 

Với 41% dân số thuộc “thế hệ vàng” (dưới 24 tuổi), số lượng người giàu và gia đình trung lưu ngày một tăng mạnh, người Việt Nam sẽ sớm có khả năng chi trả nhiều hơn cho việc học tập của con cái theo một tiêu chuẩn giáo dục tốt hơn. Dự kiến nguồn cầu cho giáo dục bậc cao tại Việt Nam sẽ duy trì ở mức cao, vấn đề đặt ra là nguồn cung đáp ứng như nào về cả số lượng và chất lượng để theo kịp nhu cầu tại thị trường rộng mở của Việt Nam 


Xu hướng đầu tư Edutech trên thế giới và tại Việt Nam 

Trên thế giới hiện nay đã có nhiều ứng dụng edutech có thương hiệu lớn gồm các hạng mục như Broad Online Learning Platforms (nền tảng cung cấp khóa học online tiêu biểu là Coursera, Udemy,..), Learning Management Systems (hệ thống quản lý lớp học tiêu biểu là Schoology, ClassDojo,..), Next-Gen Study Tools (công cụ hỗ trợ học tập tiêu biểu là Kahoot!, Curriculet,..)… Tại Việt Nam, hệ sinh thái edutech trong nước vẫn còn rất non trẻ mới chỉ có một số ứng dụng như nền tảng cung cấp khóa học online (Broad Online Learning Platforms) hay hệ thống quản lý lớp học (Learning Management Systems). 

Xuất hiện từ cuối năm 2018, Edunet - ứng dụng edutech Search thuộc Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã chứng tỏ một sức hút đáng kinh ngạc khi có đến hàng trăm nghìn lượt truy cập tìm hiểu thông tin các khóa học được Edunet lựa chon giới thiệu. 

Ngoài các chức năng tìm kiếm, so sánh… của Edunet vô cùng tiện lợi, nhóm nghiên cứu phát triển công nghệ của Edunet đã ứng dụng AI trong việc đưa các thuật toán machine learning vào gợi ý khóa học tiếp theo cho người dùng đồng thời tích cực đầu tư nhân lực và ngân sách để xây dựng kho dữ liệu lớn phục vụ cho sự phát triển bền vững của ứng dụng 

Thu hút hàng trăm nghìn lượt truy cập, Edunet có gì hấp dẫn: 
  • Cập nhật thông tin, học phí khóa học nhanh chóng chính xác 
  • Công cụ so sánh (học phí, chương trình học, csvc…vv) với các khóa học tương tự 
  • Tăng công suất tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo (các cơ sở đào tạo soft skill, Cao Đẳng, Đại học và Sau Đại học ..vv) 
Sự phổ biến của Internet cùng với lượng người dùng các sản phẩm công nghệ smartphone, máy tính bảng… ngày càng gia tăng là đòn bẩy để các ứng dụng chạy trên nền tảng này ra đời. Các website edutech cũng rầm rộ xuất hiện đáp ứng "xu thế online" của người tiêu dùng. Trong bối cảnh như vậy, ứng dụng Edunet tin rằng các hoạt động của mình sẽ thu hút được đông đảo người sử dụng và là xu hướng tích cực khi người dùng có nhiều hơn những sự lựa chọn 



Đăng nhận xét

0 Nhận xét