Các trường học và trường đại học tại Trung Quốc đã liên tục ứng dụng AI trong giảng đường cũng như các ký túc xá.
Đời sống trường học bị theo dõi hầu như mọi lúc.
Betty Li, một sinh viên tại một đại học phía Tây Nam Trung Quốc, phải quét gương mặt hàng ngày để vào ký túc xá và điểm danh, trong khi các camera gắn trên bảng tại giảng đường kiểm tra độ chuyên cần.
![]() |
Một sinh viên sử dụng công nghệ nhận diện gương mặt để vào trường Đại học Peking. Ảnh: Simon Song. |
Cũng như rất nhiều cơ sở giáo dục Trung Quốc khác, từ nhiều năm trước, một đại học tại tỉnh Thiểm Tây đã bắt đầu sử dụng các cổng ứng dụng AI và camera nhận diện, hưởng ứng chiến dịch “khuôn viên trường học thông minh” của bộ Giáo dục. Thậm chí, nhiều trường học còn sử dụng AI để phân tích các hành vi của sinh viên và giáo viên.
Và những chiến dịch tại trường đại học như vậy chỉ là những bước đầu tiên trong tham vọng đi đầu về công nghệ mới, cũng như đẩy mạnh phát triển kinh tế của chính phủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc theo dõi và kiểm soát sinh viên lại dấy lên nhiều lo ngại về vấn đề bảo mật, đặc biệt là từ phía giáo viên và phụ huynh, những người thắc mắc về độ hiệu quả thực sự của những công nghệ này.
Li đã sớm quen với việc sử dụng những máy quét hằng ngày, và cũng nhận thấy những tồn tại rõ rệt trong chúng. Cụ thể, cô chia sẻ, những máy quét này không thể nhận diện cô nếu cô thay kính, khiến các sinh viên phải xếp hàng dài để có thể vào ký túc xá.
Đây không phải những gì Trung Quốc mong muốn trong chiến dịch tuyên truyền việc sử dụng AI trong quản lý, giáo dục tại các trường học; cũng như trong công cuộc sử dụng công nghệ Big Data để phát triển các ứng dụng học trực tuyến.
Cụ thể, phương án đề ra vào năm 2018 khuyến khích các trường học sử dụng các mô hình dạy học ứng dụng AI mới, bao gồm việc theo dõi quá trình dạy và phân tích kết quả dạy và học của giáo viên học sinh.
![]() |
Các trường đại học khắp Trung Quốc đã cài đặt các hệ thống nhận diện gương mặt tại cổng khuôn viên và trong lớp học. Ảnh: Weibo. |
Cụ thể, phương án đề ra vào năm 2018 khuyến khích các trường học sử dụng các mô hình dạy học ứng dụng AI mới, bao gồm việc theo dõi quá trình dạy và phân tích kết quả dạy và học của giáo viên học sinh.
Hưởng ứng phương án trên, các trường học trên khắp Trung Quốc đã nhanh chóng ứng dụng AI, mà cụ thể là công nghệ nhận diện gương mặt trong việc cho phép ra vào, đảm bảo an ninh, cũng như trong các công tác điểm danh và tuyển sinh.
Tại trường cấp 3 xếp hạng 11 của Tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc, các hệ thống AI xuất hiện ở khắp mọi nơi: từ căng tin (để kiểm soát việc chia đồ ăn), tới lớp học (để theo dõi độ tập trung của học sinh).
Theo phản ánh của một video trên nền tảng trực tuyến Douyin vào hồi năm ngoái, các camera trong lớp học có thể nhận diện 7 loại cảm xúc của học sinh, bao gồm trung tính, vui vẻ, buồn, thất vọng, tức giận, sợ hãi, và ngạc nhiên.
Còn tại một vùng phía Tây Nam của Quý Châu, Trung Quốc, Guanyu Technology đã cung cấp các sản phẩm “đồng phục thông minh”, được gắn chip giúp trường học có thể theo dõi vị trí của học.
Theo Wu Shenko, một giáo sư luật tại Đại học Bắc Kinh, thế hệ trẻ chính là thế hệ nắm trong tay chìa khóa của việc ứng dụng AI.
Cụ thể, bà cho biết: “Trong tương lai, hệ thống giáo dục sẽ yêu cầu rất nhiều về việc sử dụng AI. Lý do là thế hệ Z – tức những người sinh vào khoảng giữa những năm 1990 cho tới đầu những năm 2000, đã rất quen thuộc với Internet, và sẽ có nhu cầu cao về giáo dục cá nhân hóa – một thành tựu có thể đạt được với AI.”
Tuy nhiên, sự phổ biến rộng rãi của những ứng dụng này lại làm rất nhiều phụ hyunh trở nên quan ngại về tính bảo mật cũng như dữ liệu cá nhân của con cái.
Vào ngày 23 tháng 8, trong một bức thư công khai, Tian Guanghui – một bậc phụ hyunh 56 tuổi tại Bắc Kinh, đã bày tỏ những mối quan ngại về ảnh hưởng của việc sử dụng AI để theo dõi lên tâm lý học sinh.
Trong thư đã thu hút tới hơn 100 chữ ký đồng tình này, Tian đã viết: “Khi còn trẻ, chúng ta không hề muốn bị theo dõi hằng ngày bởi phụ huynh, chứ chưa kể tới việc bị theo dõi hằng giờ hằng phút bởi các thiết bị điện tử. Việc theo dõi này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tâm sinh lý giới trẻ.”
“Mục đích của giáo dục là dạy bọn trẻ về phép lịch sự và đạo đức, cũng như nuôi dưỡng trí tò mò của chúng với thế giới,” ông viết. “Vậy thì vì sao ta lại phải kiểm soát chúng?”
Ngoài ra, ông Wang Shengjin, giáo sư về kỹ sư điện tử tại Đại học Tsinghua cũng bày tỏ mối lo về vấn đề bảo mật và an toàn thông tin trước các công nghệ này.
Cụ thể, ông bày tỏ: “Các hành vi, sở thích, và thói quen của học sinh là thông tin cá nhân của chúng, và tôi không chắc chúng ta có nên thu thập các dữ liệu này không.”
Đáp lại các phản ứng từ giáo viên, học sinh, và phụ huynh về các ứng dụng AI tại trường học, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã nhanh chóng phát hành các chính sách và hướng dẫn cụ thể về giới hạn thu thập các thông tin cá nhân này.
Ngoài ra, theo Lei Chaozi, trưởng bộ phận về khoa học và công nghệ cũng đã khẳng định trước báo giới rằng, bộ đã chỉ định một hội đồng chuyên gia riêng để đối phó với các quan ngại về vấn đề vấn đề bảo mật và an toàn thông tin phát sinh từ công nghệ nhận diện gương mặt trong khuôn viên trường học.
Ông chia sẻ: “Chúng tôi sẽ hạn chế và kiểm soát việc sử dụng AI trong khuôn viên trường học. Đồng thời, chúng tôi đã khuyến cáo các cán bộ trong trường sử dụng những công nghệ này một cách cẩn thận nhất.”
“Cần thật sự chú trọng việc xử lý các thông tin cá nhân của học sinh: hạn chế việc thu thập khi không cần thiết, đặc biệt là các thông tin sinh trắc học.”
Zeng Lieoyuan – Phó giáo sư Kỹ sư Thông tin và Liên lạc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Hoa, Tứ Xuyên, đã khẳng định rằng, đa số các trường đại học không thật sự tận dụng hiệu quả khả năng phân tích của AI.
“AI làm tốt ở những mảng hẹp, ví dụ như đánh cờ. Nhưng học sinh lại là những nhân tố vô cùng phức tạp, yêu cầu nhiều mô hình hành vi, tâm lý, và học tập khác nhau, và AI chưa hề thực sự hiệu quả về phương diện này,” Zeng chia sẻ.
Ngoài ra, ông cũng cho biết hầu hết camera trong lớp học đều sử dụng để điểm danh và kiểm soát tình hình lớp học, chứ không sử dụng để nhận diện gương mặt.
Và Li, người học sinh từng vô cùng lo lắng về cách sử dụng các dữ liệu cá nhân, đã dần ít quan tâm về phương diện này. Cô chia sẻ: “Từ lâu chúng tôi đã không còn tính bảo mật nữa. Không phải mọi thông tin đều quá minh bạch trong xã hội à?”
Source: South China Post
0 Nhận xét