About Me

NGƯỜI TỊ NẠN TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN DẠY TRỰC TUYẾN

Tổ chức giáo dục NaTakallam đã tuyển dụng những người tị nạn có khả năng ngôn ngữ, trở thành giáo viên giảng dạy trực tuyến trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy, số người học tại Alhallak tăng cao trong thời gian Covid-19 bùng phát.

Một buổi học trực tuyến tại NaTakallam.



Louisa Waugh và Ghaith Alhallak đã quen nhau trong các bài học ngôn ngữ trực tuyến, dù hai người không cần gặp mặt.

"Bạn chỉ cần kết nối", anh Alhallak nói.

Alhallak hiện là giáo viên dạy tiếng Ả Rập của NaTakallam - một tổ chức cung cấp dịch vụ ngôn ngữ tới những người có nhu cầu học tiếng Ả Rập, Tây Ban Nha, Ba Tư và Pháp. Điều độc đáo là tất cả các ngôn ngữ này được giảng dạy bởi người tị nạn.

770 học sinh và 64 giáo viên tại NaTakallam truyền tải các bài giảng hoàn toàn trực tuyến, cho phép người tị nạn nói chuyện với SV. Dịch vụ này cũng xoá bỏ rào cản về công việc đối với người tị nạn và người xin tị nạn ở các quốc gia cư trú mới. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, những người tị nạn được tạo điều kiện để có thu nhập trang trải cuộc sống.

"Tôi thực sự coi đây là cách giải quyết của hai vấn đề. Những người tị nạn cần thu nhập, nhưng không có giấy phép làm việc. Do đó, họ thường bị mắc kẹt trong tình thế khó khăn. Tuy nhiên, họ có những tài năng thiên bẩm dưới hình thức ngôn ngữ, câu chuyện và văn hóa, trong khi rất nhiều người muốn sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt. Chúng ta từng nghĩ rằng, có thể đào tạo và giúp đỡ người tị nạn, nhưng thực sự, họ cũng có thể làm vậy với chúng ta", một trong những người sáng lập NaTakallam - bà Aline Sara cho biết.

Đội ngũ giáo viên của NaTakallam bao gồm những người nói tiếng Tây Ban Nha di cư từ Venezuela và Trung Mỹ, người nói tiếng Pháp từ Burundi, Bờ Biển Ngà và Cộng hòa Dân chủ Congo.

"Điều tuyệt nhất là khi chúng tôi có các cuộc họp thông qua Zoom, khi những người Venezuela nói với người Syria rằng, họ sẽ dạy tiếng Tây Ban Nha", bà Sara nói.

Giáo viên tại NaTakallam thường xuyên được mời tới các tổ chức GD, tham gia vào lớp học lịch sử hoặc chính trị hiện đại, cũng như thảo luận về những vấn đề mà người tị nạn phải đối mặt. Bên cạnh đó, nhân viên tại tổ chức này hiện tham gia chương trình tiếng Ả Rập của Trường ĐH New York và cung cấp dịch vụ dịch thuật.


Sara - một người Mỹ gốc Lebanon, đã thành lập NaTakallam với mong muốn cải thiện khả năng sử dụng tiếng Ả Rập của bản thân. Ngoài ra, bà cũng nỗ lực tìm cách hỗ trợ người Syria sống ở Lebanon.

"Hiện tại, chúng ta đang sống trong thế giới trực tuyến và mọi người thường học ngôn ngữ qua Skype. Đây là một cách để người Syria có được thu nhập, vì thế giới mở cửa tự do cho tất cả mọi người", Sara chia sẻ.

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và Covid-19 bùng phát, mạng xã hội được coi là một phần không thể thiếu đối với đời sống của SV và giáo viên. "Chúng tôi có đối tác ngôn ngữ được tái định cư thông qua những SV có mối liên hệ với các tổ chức. Một học sinh từng nhận thấy giảng viên bị hỏng máy tính xách tay và đã quyết định tặng cho thầy của mình. Khía cạnh tình bạn được thể hiện rất mạnh mẽ", bà Sara nói.

Mô hình kinh doanh của NaTakallam được nhận xét là vô cùng phù hợp trong bối cảnh đại dịch bùng phát. Theo tổ chức này, số lượng người học đăng ký tăng 106% trong tháng 3 và 185% trong tháng 4 so với tháng 2 năm nay.

"Một trong những gia sư người Venezuela của chúng tôi nói rằng, cô ấy luôn cô đơn một mình và các học sinh tại NaTakallam là những người duy nhất cô ấy nói chuyện và kết nối. Vì vậy, điều này làm cho các lớp học trở nên quý giá ở khía cạnh tình người, không chỉ là mặt thu nhập", Alhallak - giáo viên tại NaTakallam chia sẻ.

Cũng theo anh Alhallak, những bài học của họ giống như một cuộc trò chuyện được diễn ra nhiều năm, ở các quốc gia khác nhau, những thời điểm khác nhau.

Theo The Guardian

Đăng nhận xét

0 Nhận xét