About Me

KỶ NGUYÊN GIÁO DỤC MỚI

Với sự bùng nổ của internet và di động, Việt Nam được xem là một thị trường rất tiềm năng cho các mô hình công nghệ giáo dục (EdTech) tại khu vực. Năm 2019, Việt Nam nằm trong Top 10 thị trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh nhất toàn cầu với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm 44,3%. Theo Ken Research, thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam có thể tăng trưởng với khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019-2023.

Thực tế, E-learning (giáo dục trực tuyến) đã vào Việt Nam từ đầu những năm 2000 và thực sự phát triển từ năm 2015 đến nay. Tuy nhiên, EdTech của Việt Nam thời điểm hiện tại được đánh giá chỉ mới tương đương với thương mại điện tử cách đây 10 năm. Do đó, các chuyên gia dự đoán thị trường EdTech của Việt Nam có thể đạt giá trị 3 tỉ USD vào năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam có dân số trẻ khá lớn với 40% dân số dưới 24 tuổi, trong đó thị trường khối học sinh lớp 12 ở Việt Nam cũng mang nhiều tiềm năng. Kế đến, khi xem xét ở góc độ hẹp hơn, Việt Nam là một quốc gia xem trọng giáo dục. Mặc dù học sinh, sinh viên đạt nhiều thành tích cao trên trường quốc tế nhưng nền giáo dục trong nước vẫn còn nhiều điểm có thể hoàn thiện hơn với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại và phương pháp sư phạm mới.

Nền tảng số cho giáo dục (Digital education platform)

Năm 2012 UNESCO đã khuyến cáo về xu thế và khả năng giáo dục vượt ra khỏi những bức tường lớp học và nhà trường truyền thống để vươn tới một không gian giáo dục “suốt đời” và “hướng vào cuộc sống” (Life-long and life-wide learning), tạo công bằng, cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người. Cách tiếp cận này đã gợi mở cho hàng loạt các hình thức giáo dục/dạy học mới (chính thức hoặc không chính thức trên nền tảng chia sẻ kiến thức và mang tính xã hội sâu rộng), được đặt trong một phạm trù khái quát là giáo dục số (Digital education), bao gồm một số nền tảng chính:

- E-learning (Electronic learning): Dạy học điện tử với khả năng tổ chức các không gian giáo dục, học tập mở, khả năng tương tác mạnh mẽ giữa các chủ thể tham gia và thông tin kiến thức (bao gồm các phương thức dạy học trực tuyến - Online learning và dạy học hỗn hợp hợp - Blended learning; dạy học đảo ngược - Flipped learning).

- M-learning (Mobile learning): Dạy học linh hoạt với khả năng đáp ứng tối đa các nhu cầu học tập, phát triển cá nhân.

- U-learning (Ubiquitous learning): Dạy học linh hoạt tức thời (just in time) với khả năng đáp ứng, chia sẻ nhanh chóng tại bất kì thời điểm, không gian, địa điểm nào với bất kì nhu cầu học tập nào của người học.

- Hệ thống khóa học trực tuyến mở rộng (Massive Online Open Courses - MOOCs), hệ thống khóa học đặc thù riêng cho cá nhân (Small Private Online Courses - SPOCs): là một nền tảng các khóa học trực tuyến miễn phí đáp ứng tối đa nhu cầu học tập theo năng lực, sở thích và điều kiện hoàn cảnh cá nhân; tăng cơ hội tiếp cận và sự tham gia của người học theo phương thức giáo dục mở và trực tuyến.



-  Nền tảng hạ tầng số EDUNET (Hiệp Hội Đại Học, cao Đẳng Việt Nam):

Đây là một nền tảng tìm kiếm, so sánh thông tin khóa học của hàng ngàng chương trình trong và ngoài nước. Ứng dụng kết nối vạn vận trên nền tảng Internet (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây hiện nay đã mang lại nhiều cơ hội và khả năng to lớn giúp cho việc tái tạo, sản sinh tri thức, chia sẻ thông tin, “san bằng” các rào cản trong việc tiếp cận kiến thức. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của công nghệ, EDUNET dần trở thành một “hình thái quan hệ học tập mới” làm thay đổi mô hình dạy học vốn tồn tại khá lâu theo hệ hình từ trên xuống (Top - Down) hoặc dưới lên (Bottom - Up) sang hệ hình mạng lưới, mang tính chia sẻ xã hội (Social sharing) trong đó, người học sẽ trở thành trung tâm của mạng lưới học tập mang tính xã hội.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét