About Me

Về việc sử dụng 'robot sát thủ', Mỹ nói gì?

Liên Hợp Quốc kể từ năm 2017 đã nhiều lần tổ chức các cuộc đàm phán ngoại giao tại Geneva nhằm đạt được thỏa thuận quốc tế về cách giải quyết vấn đề sử dụng "robot sát thủ”. Vậy Mỹ như thế nào về việc sử dụng 'robot sát thủ'?



"Robot sát thủ" làm dấy lên mối lo ngại của nhiều quốc gia. Ảnh: Sputniknews


Mỹ đã từ chối lời kêu gọi thực hiện một thỏa thuận nhằm điều chỉnh hoặc cấm sử dụng các hệ thống vũ khí tự động gây chết người, hay còn được gọi là "robot sát thủ".

"Theo quan điểm của chúng tôi, cách tốt nhất để đạt được tiến bộ là thông qua việc xây dựng một quy tắc ứng xử không ràng buộc", quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Josh Dorosin cho biết trong một cuộc họp ở Geneva.

Cuộc họp vào hôm thứ Sáu mới đây (3/12) có sự tham gia của các chuyên gia chính phủ từ khắp nơi trên thế giới để chuẩn bị cho những cuộc đàm phán cấp cao tại một Hội nghị Công ước đánh giá về một số loại vũ khí thông thường, dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 17/12.

Quan chức Mỹ cho biết thêm rằng bộ quy tắc ứng xử được đề xuất "sẽ giúp các quốc gia có trách nhiệm hơn và tuân thủ luật pháp quốc tế".

Nhận xét được đưa ra sau khi Clare Conboy của "Chiến dịch ngăn chặn robot sát thủ" đề cập đến các cuộc đàm phán sắp tới của Liên hợp quốc, ông cho rằng "các quốc gia nên đảm bảo kiểm soát việc sử dụng vũ lực và ngăn chặn một thế giới trong đó máy móc sẽ đưa ra quyết định sinh tử".

Trong khi đó, Bonnie Docherty, một nhà nghiên cứu vũ khí cấp cao tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, khẳng định rằng "một quy trình độc lập với mục tiêu đàm phán luật mới về robot sát thủ sẽ hiệu quả và có ý nghĩa hơn các cuộc đàm phán ngoại giao hiện nay".

Trước đó, ít nhất 30 quốc gia đã kêu gọi lệnh cấm toàn cầu đối với robot sát thủ, loại robot thường được coi là khác biệt với máy bay không người lái và có khả năng tiêu diệt mục tiêu mà không cần sự tham gia của con người.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét