About Me

Massive Open Online Courses

Massive Open Online Courses (MOOC) đã được The Economist nhắc đến vài lần. Số báo vừa rồi cũng có một loạt bài về MOOCs và giáo dục đại học nói chung. Nhưng bài quan trọng nhất không phải về MOOCs mà là về sự thành công của hệ thống đại học tư vì lợi nhuận của Brazil. Bài này đáng để tất cả những ai đang làm về giáo dục đại học ở VN nghiền ngẫm
Xin trích dẫn vài con số từ bài báo: 3/4 thị phần giáo dục đại học của Brazil nằm trong tay của các trường đại học tư lớn nhất Brazil có market capitalization khoảng 8 tỷ USD, số lượng sinh viên của một trong các trường đại học tư là 150,000 sinh viên học ở 500 trung tâm trên toàn quốc, học phí ở các trường tư không đắt và đang giảm trong khi chất lượng tăng rất nhanh.
“A winning recipe” của các trường tư Brazil là gì? Để biết bí quyết này của họ phải hiểu cái dilemma của giáo dục đại học truyền thống:
Quality [in education] is easy. And so is quantity. What’s difficult is combining the two.”
Nghĩa là xây dựng một chương trình/đội ngũ đào tạo đại học có chất lượng thì dễ, tuyển một lượng sinh viên lớn để có lợi nhuận và giảm học phí cũng dễ, nhưng đảm bảo cả hai điều này một lúc rất khó.
Các trường tư ở Brazil đã làm được bằng cách ứng dụng hình thức giáo dục trực tuyến như MOOC nhưng có một cải tiến quan trọng. Đó là các buổi nghe giảng lecture online có moderator, là những người không nhất thiết là giáo sư rất giỏi nhưng đủ khả năng giải thích và giúp đỡ sinh viên khi họ nghe các bài giảng online. Bên cạnh bài giảng online sinh viên còn phải tham gia các buổi seminar tại chỗ thảo luận kiến thức học được từ lecture.
Như vậy các trường tư Brazil tránh được điểm yếu của MOOC là không kiểm soát được chất lượng học/hiểu của sinh viên nhưng vẫn tận dụng được ưu điểm của hình thức đào tạo này là chỉ cần một đội ngũ giáo sư nhỏ có thể giảng cho hàng chục ngàn sinh viên cùng lúc. Yếu tố cuối cùng giúp các trường thành công là một vài chính sách của chính phủ Brazil khuyến khích và kiểm soát chất lượng đầu ra từ các trường đại học (chứ không phải đầu vào như VN).
Chương trình Thạc Sỹ Columbia Southern University tại Việt Nam sử dụng mô hình MOOC

Các trường tại Việt Nam cũng có thể áp dụng được mô hình này, sử dụng online lecture do các giáo sư giỏi (khắp nơi trên thế giới) trong khi vẫn có một đội ngũ moderator tại chỗ giúp sinh viên thì vấn đề chất lượng và chi phí sẽ không còn quá khó khăn. Điều quan trọng là trường phải được quyền soạn chương trình đào tạo độc lập không cần BGD duyệt. Chỉ tiêu đào tạo và tuyển sinh cũng vậy, trường phải được tự do hoàn toàn nếu có mơ ước lúc nào đó sẽ có 150,000 sinh viên như ở Brazil.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét